Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Nốt ban đỏ ở bàn tay có phải bị giang mai không ?

Chào bác sĩ.

Hiện nay em đang nghi ngờ mình bị bệnh giang mai do chồng đi lăng nhăng bên ngoài. Em thấy mình có những nốt ban đỏ ở lòng bàn tay và bàn chân, không đau. Sau khoảng thời gian 4 tuần em quan hệ với chồng. Không biết như vậy có phải em bị bệnh giang mai không thưa bác sĩ ? Mong bác sĩ sớm trả lời cho em. 

Bệnh giang mai
Nổi ban đỏ có phải em bị giang mai không ?


Chào bạn.

Để kết luận bạn có bị bệnh giang mai hay không cần có những xét nghiệm chính thức, bởi bạn miêu tả những triệu chứng hơi mơ hồ nên các bác sĩ chưa thể đưa ra những quyết định chính xác giúp bạn. Để nhận được kết quả chuẩn xác nhất bạn nên làm các xét nghiệm giang mai ở những cơ sở y tế chuyên khoa.

Giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh giang mai, sau đây các bác sĩ phòng khám thiên tâm sẽ đưa ra một số những triệu chứng giang mai đặc trưng qua từng thời kỳ. Hi vọng từ những thông tin dưới đây bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh cũng như sớm tiến hành khám và điều trị bệnh.

Triệu chứng giang mai giai đoạn 1:

Giang mai giai đoạn 1 thường có thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần sau khi người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn với người có mầm bệnh giang mai. Giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện những săng giang mai đó là những nốt:

- Vết chợt nông hình bầu dục hay hình tròn, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (Chính vì vậy thường gọi là "Săng cứng").

- Các săng giang mai thường xuất hiện ở niêm mạc. Ở phụ nữ, hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. ở nam giới hay gặp ở quy đầu, miệng sáo, bìu...Ngoài ra săng giang mai có thể xuất hiện ở môi lớn, miệng, lưỡi nếu người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng với những người bị giang mai.

- Bệnh nhân bị mắc bệnh giang mai giai đoạn này thường xuất hiện những hạch ở vùng bẹn, sưng to, thành chùm, trong đó có hạch chúa là hạch to nhất.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn 2

Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

- Xuất hiện các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.

- Các mảng niêm mạc hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục.

- Viêm hạch lan tỏa.

- Rụng tóc kiểu “rừng thưa”.

Biểu hiện giang mai giai đoạn 3

Giai đoạn này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

- “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.

- Xuất hiện những thương tổn ở tim mạch (giang mai tim mạch), thương tổn thầnh kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).

Tuy nhiên, giữa các giai đoạn thứ nhất đến thứ hai, thứ hai đến thứ ba bệnh có thể không có biểu hiện lâm sàng. Đây là những trường hợp giang mai kín và được phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh.

Giang mai cũng như những bệnh xã hội khác thường để lại những hậu quả khôn lường cho người bệnh. Giang mai nếu không được chữa trị ở giai đoạn sớm thì ở giai đoạn muộn (Sau 3 đến 15 năm) xuất hiện những tổn thường tiềm ẩn ở hệ thống các cơ quna (gôm giang mai), i ở xương, da hoạc gan.....

Giang mai trong thời kỳ mang thai sẽ làm sẩy thai tự nhiên, đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu hoặc chết sau khi đẻ ra.

Gây một số dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc làm tổn thương một số cơ quan của trẻ như: bất thường về răng, tổn thương da và ban đỏ, điếc, mù…

Trên đây là một số những điều cơ bản về giang mai mà các bác sĩ phòng khám thiên tâm đã đưa ra cho câu hỏi của bạn. Hi vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn có những thắc mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 01666.06.55.66. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ tận tình giải đáp giúp bạn.

Tham khảo thêm: Triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét